Bệnh loét dạ dày, tá tràng là một căn bệnh khá thường gặp ở đường tiêu hóa. Tại các quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc bệnh ước tính khoảng 10% dân số. Tại Việt Nam, đây là bệnh đứng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa với tỷ lệ mắc là 26%. Vậy, loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng hay viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần tiếp nối với dạ dày và là phần đầu của ruột non). Khi dạ dày bị viêm loét sẽ xuất hiện các lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do quá trình bào mòn của các acid và pepsin bên trong lòng dạ dày.

Mọi người nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và chính xác về tình trạng bệnh cũng như những phương pháp chấm dứt tình trạng khó chịu này có thể tham khảo tại: https://cuusaola.vn/loet-da-day.html

 

Theo mô học, viêm loét dạ dày hành tá tràng còn được coi là hiện tượng hoại tử niêm mạc dày dày ở mức độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0,5cm. Vị trí viêm loét dạ dày tá tràng thường phổ biến nhất ở khu vực tá tràng, nhiều gấp 4 lần so với viêm loét ở khu vực dạ dày.

Có khoảng 4% trường hợp viêm loét dạ dày xuất phát từ các khối u ác tính, 96% còn lại là do các nguyên nhân lành tính. Biểu hiện của vết loét có thể là vết ăn mòn, lőm hoặc loét thành hố hoặc vết lồi giống polyp đại tràng. Thông thường, vết loét tại dạ dày thường lőm và ở khu vực tá tràng thì thường lồi với nhiều hình dạng khác nhau.

Căn cứ vào vị trí của vết loét, viêm loét dạ dày tá tràng được phân chia thành các bệnh tương ứng với tên gọi như sau:

  • Viêm loét dạ dày: Đặc trưng bởi các vết viêm loét xuất hiện ở mặt trong của thành dạ dày.
  • Viêm loét tá tràng: Vết loét tại mặt trong của hành tá tràng.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Vết viêm loét đồng thời xuất hiện ở cả mặt trong của thành dạ dày và cả hành tá tràng.
  • Viêm loét thực quản: Vết loét xuất hiện tại mặt trong, vị trí ⅓ dưới thực quản.
  • Viêm loét hang vị: Vết viêm loét xuất hiện tại mặt trong của thành hang vị.
  • Viêm loét tâm vị: Vết viêm loét xảy ra ở mặt trong của thành tâm vị.
  • Viêm loét bờ cong nhỏ: Vết loét xuất hiện tại mặt trong thành bờ cong nhỏ của dạ dày.
  • Viêm loét bờ cong lớn: Vết loét xuất hiện tại mặt trong của thành bờ cong lớn ở dạ dày.
  • Viêm loét tiền môn vị: Viết viêm loét xuất hiên tại mặt trong của thành tiền môn vị.

Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày

Đau bụng

Đặc trưng bởi cảm giác đau tức vùng bụng trên. Đây là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau lan ra sau lưng. Cảm giác đau bụng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng đau nhiều nhất là khi bụng đói, sau ăn vài tiếng hoặc ăn quá no. Cảm giác đau ở mỗi người là khác nhau, có người chỉ đau nhói nhẹ kéo dài, có người sẽ đau quặn thắt kèm theo tức ngực, đau lưng.

Buồn nôn, nôn

Các vết viêm loét khiến dạ dày co bóp mạnh hơn nhất là trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Điều này khiến người bệnh bị nôn ói, nôn ra cả thức ăn của bữa trước vì dạ dày không thể tiêu hóa được. Người bệnh cũng có thể nôn thức ăn lẫn máu nếu xảy ra tình trạng xuất huyết. Trường hợp này cần được cấp cứu và điều trị kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Rối loạn tiêu hóa

Chức năng tiêu hóa của dạ dày bị suy yếu khiến cho việc tiêu hóa thức ăn khó khăn hơn. Tình trạng này còn gây ra chứng táo bón hoặc tiêu chảy.

Chướng bụng, ợ hơi

Việc thức ăn bị ứ đọng thường xuyên khiến người bệnh luôn có cảm giác phình trướng ở bụng vô cùng khó chịu. Bên cạnh đó người bệnh còn có hiện tượng ợ nóng, ợ chua, trào ngược gây đau rát ở cổ và ngực.

Nguồn trang thông tin bạn có thể tham khảo tại Blog Sức Khỏe: https://cuusaola.vn/