Impresszum Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Tại sao đau dạ dày không nên ăn chuối? Chuyên gia giải đáp

Rất nhiều người đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi với nội dung: “tại sao đau dạ dày không nên ăn chuối?” Thực sự tôi khá ngạc nhiên khi nhận được rất nhiều các thắc mắc với nội dung như trên. Trong bài viết này tôi sẽ phân tích và giải đáp câu hỏi này dựa trên những kiến thức y khoa chính thống.

Tại sao đau dạ dày không nên ăn chuối?

Trước khi đi vào trả lời cho câu hỏi này thì chúng ta cần trả lời một câu hỏi khác. Đó là: “Đau dạ dày có nên ăn chuối không?” Bởi vì thông tin trong vế sau của câu hỏi “đau dạ dày không nên ăn chuối” cần được xác minh xem liệu nó có chính xác hay không.

Mọi người nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và chính xác về tình trạng bệnh cũng như những phương pháp chấm dứt tình trạng khó chịu này có thể tham khảo tại:https://cuusaola.vn/benh-dau-da-day.html

 

Không chỉ trong thời gian gần đây mà cả nhiều năm qua, thông tin người bị đau dạ dày không nên ăn chuối đã được truyền miệng từ người này qua người khác mà không có một cơ sở khoa học hay thông tin chính thống nào xác thực điều này cả. Điều này có nghĩa là ngay từ đầu câu hỏi các bạn đưa ra là sai bởi vì dựa trên các nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây cho thấy: Người bị bệnh đau dạ dày nên ăn chuối để cải thiện tình trạng bệnh.

Chỉ trừ một trường hợp người bệnh đau dạ dày thì không nên ăn chuối xanh. Nếu như là một câu hỏi đúng sẽ là:”tại sao đau dạ dày không nên ăn chuối xanh?” Tuy nhiên trong thực tế rất ít khi mọi người ăn chuối xanh mà hầu hết đều ăn chuối khi chín.

Trong chuối xanh sẽ tiết ra một chất nhựa không tốt mà khi nạp vào trong dạ dày sẽ gây ra những tác động tiêu cực lên thành dạ dày. Cho nên bệnh nhân đau dạ dày không nên ăn chuối xanh trực tiếp hoặc chuối xanh nấu chín cũng không tốt.

Ăn chuối rất tốt cho người bệnh đau dạ dày

Chuối là một loại quả phổ biến ở Việt Nam, được đông đảo mọi người sử dụng bởi vì hương vị thơm, ngọt và giá thành rẻ. Trong thành phần của quả chuối có chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều hàm lượng vitamin C, E, B, kẽm, kali, phốt pho, đường, tinh bột, chất béo, protein trong một quả chuối.

Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến khích những người bệnh đau dạ dày nên ăn chuối chín bởi vì nó giúp kích thích các loại vi khuẩn đường ruột tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Sau mỗi bữa ăn chính, chỉ cần người bệnh sử dụng một quả chuối chín là có thể giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động một cách tốt hơn.

Ngoài ra các nhà phân tích cũng tìm thấy một hoạt chất quý trong thành phần của chuối đó là pectin. Pectin được biết đến là một loại glucid rất có lợi cho hệ tiêu hóa, hoạt chất này không chứa nhiều năng lượng nên rất nhiều người còn sử dụng chuối trong việc giảm cân. Một số nghiên cứu gần đây còn cho rằng hoạt chất pectin giúp hấp thụ các dưỡng chất một cách tối đa, giảm khả năng nhiễm trùng đường ruột một cách tối ưu.

Một số công dụng khác của chuối đối với người bị bệnh đau dạ dày như:

  • Hạn chế cơ thể tích nước ở bên trong vì chuối có chứa một hàm lượng chất kali lớn.
  • Tránh những trường hợp bị đầy bụng, nếu bạn sử dụng chuối hàng ngày thì sẽ cảm nhận được rất rő hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị hiện tượng viêm loét tại đường tiêu hóa
  • Kích thích những tế bào ở thành niêm mạc dạ dày sinh ra nhiều hơn
  • Tạo ra một lớp màng bảo vệ thành dạ dày khỏi bị chảy máu
  • Trong chuối còn chứa các chất chống Oxy hóa như delphinidin có tác dụng chống lại sự phát triển từ khối u của dạ dày

Như vậy, không những ăn chuối nhiều rất tốt để cải thiện các bệnh lý về dạ dày mà còn mang lại nhiều giá trị khác để giúp nâng cao sức khỏe.

Nguồn trang thông tin bạn có thể tham khảo tại Blog Sức Khỏe: https://cuusaola.vn/

 

0 Tovább

Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ, ba mẹ nên lưu ý

Không chỉ gặp ở người lớn, tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ đang ngày càng phổ biến và cần có phương hướng điều trị.

Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Chứng trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện ở 2/3 trẻ em trong những năm tháng đầu đời. Đa số trẻ đều khỏi bệnh sau 12-14 tháng. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ thời gian bị trào ngược kéo dài hơn. Trào ngược dạ dày được phân thành 2 dạng: sinh lý và bệnh lý.

Nếu trẻ dưới 6 tuổi, bị trớ sữa vài lần một ngày nhưng vẫn vui vẻ, lên cân tốt, không bị khò khè thì đây chỉ là trào ngược sinh lý thông thường.

Còn nếu sau 1 tuổi trẻ vẫn còn hiện tượng ọc sữa, gầy, gò, chậm lên cân thì rất có khả năng chứng trào ngược dạ dày đã phát triển thành bệnh lý, trẻ dễ bị ho, ho khò khè, kéo dài. Trẻ có thể bị khan tiếng hoặc bị hen suyễn do trào ngược dạ dày. Lúc này, trẻ sẽ có thêm các triệu chứng: ăn kém, nôn mửa.

Trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý ở trẻ thường có các biểu hiện sau:

  • Nôn ói lượng lớn ở các bé dưới 2 tháng tuổi.
  • Ho
  • Nghẹn, khó nuốt thức ăn
  • Thở khò khè
  • Cáu kính, nhất là mỗi khi ăn
  • Ăn kém, hay từ chối thức ăn
  • Tăng cân chậm hoặc sụt cân
  • Đau bụng

Nguyên nhân trào ngược ở trẻ chủ yếu là

  • Dạ dày còn nằm ngang và ở khá cao nên dễ xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ
  • Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, dễ bị các tác nhân bên ngoài kích thích
  • Sai lầm, sự thiếu hiểu biết của cha mẹ trong việc chăm sóc con

Cách chăm sóc và phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Nếu trào ngược dạ dày sinh lí thì không cần điều trị vì đây chỉ là biểu hiện trong giai đoạn đầu đời của trẻ, sẽ tự khỏi. Nhưng nếu hội chứng đã phát triển thành bệnh lý thì bố mẹ nên điều trị để bé thoát khỏi cảm giác khó chịu, tránh nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm.

Chế biến thức ăn

  • Với những trẻ vẫn còn nhỏ, chưa ăn ngoài, các mẹ cần chú ý lượng sữa mỗi lần cho bé ăn. Không cho trẻ ăn quá nhiều, mỗi lần chỉ tử 30-40ml, mỗi lần có thể cách nhau 1-2 giờ để trẻ không bị đói.
  • Với những trẻ lớn hơn, các mẹ nên lựa chọn loại sữa dễ tiêu, dễ hấp thu, bên cạnh đó khi nấu bột, cháo nên thường xuyên thay đổi mùi vị để kích thích cảm giác ăn ngon cho trẻ.

Mọi người nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và chính xác về tình trạng bệnh cũng như những phương pháp chấm dứt tình trạng khó chịu này có thể tham khảo tại: https://cuusaola.vn/trao-nguoc-da-day.html

 

Cách cho bé ăn

  • Nên chia nhỏ bữa ăn
  • Tạo không khí vui nhộn, thoải mái để trẻ ăn ngon miệng hơn
  • Không cố ép khi trẻ không ăn được

Lưu ý khác:

  • Hạn chế để trẻ ở tư thế nằm hay thấp đầu khi trẻ vừa ăn xong
  • Nên bế bé thẳng hoặc đứng chơi sau khi ăn
  • Khi trẻ ngủ không kê đầu quá cao hoặc để đầu quá thấp, tốt nhất là để cho bé nằm ở tư thế dốc 30o

Nguồn trang thông tin bạn có thể tham khảo tại Blog Sức Khỏe: https://cuusaola.vn/

 

 

0 Tovább

Viêm dạ dày có uống sữa được không?

Rất nhiều người lo lắng viêm dạ dày có uống sữa được không, chúng ta hãy cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây của chúng tôi nha.

Bệnh viêm dạ dày có uống sữa được không?

Sữa tươi là sản phẩm dinh dưỡng dồi dào giúp bổ sung khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể, sữa tươi giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Nó tạo ra môi trường trung tính, đồng thời tạo ra lớp màng bảo vệniêm mạc. Do đó, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng được.

Với sữa tươi lên men hay sữa chua chuyển hóa đường đôi thành đường đơn, từ đó giúp kích thích hệ tiêu hóa, có lợi cho dạ dày. Bên cạnh đó, axit lactic được tìm thấy trong sữa chua và phô mai còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày.

Như vậy những người bị loét dạ dày có nên uống sữa và sữa chua. Việc sử dụng đúng cách và khoa học loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống sẽ giúp bệnh nhân có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Bị loét dạ dày có uống được sữa không

Tuy nhiên, nếu uống quá số lượng sữa cho phép (tối đa 500ml sữa mỗi ngày với người trưởng thành) bạn có thể cảm thấy chướng bụng đầy hơi, khó tiêu… ngoài ra chỉ nên uống sữa ấm và uống sau khi ăn no nếu không muốn cơn đau viêm loét ngày càng trở nên trầm trọng.

Bên cạnh sữa tươi bạn có thể dùng thêm sữa chua, váng sữa và phô mai để giúp kích thích hệ tiêu hóa làm hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, hãy cân nhắc việc sử dụng hợp lý, liều lượng vừa phải bởi cái gì quá cũng không tốt.

Mọi người nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và chính xác về tình trạng bệnh cũng như những phương pháp chấm dứt tình trạng khó chịu này có thể tham khảo tại: https://cuusaola.vn/viem-da-day.html

 

Viêm loét dạ dày có uống được sữa đậu nành không?

Có nhiều công trình khoa học đã chứng minh, viêm loét dạ dày không nên uống sữa đậu nành. Nguyên nhân là do sữa đậu này khiến cho dạ dày tiết ra nhiều axit trong dịch vị làm cho tình trạng vết loét trở nên trầm trọng hơn, gây ra nhiều đau đơn hơn. Bên cạnh đó, lương oxalat trong sữa đậu nành khi gặp lượng axit lớn trong dạ dày có thể tích tụ gây sỏi thận vô cùng nguy hiểm.

Ngoài những hạn chế trên thì đậu nành còn gây cản trở trong quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của dạ dày và đường ruột, làm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng càng trầm trọng thêm.

Như vậy viêm loét dạ dày không nên uống sữa đậu này, loại sữa này không chỉ làm vết loét trầm trọng hơn mà còn khiến cho cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất, từ đó giảm sức đề kháng, gây suy nhược cơ thể.

Nguồn trang thông tin bạn có thể tham khảo tại Blog Sức Khỏe: https://cuusaola.vn/

 

 

 

0 Tovább

Loét dạ dày tá tràng là gì? Những thông tin người bệnh cần biết

Bệnh loét dạ dày, tá tràng là một căn bệnh khá thường gặp ở đường tiêu hóa. Tại các quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc bệnh ước tính khoảng 10% dân số. Tại Việt Nam, đây là bệnh đứng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa với tỷ lệ mắc là 26%. Vậy, loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng hay viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần tiếp nối với dạ dày và là phần đầu của ruột non). Khi dạ dày bị viêm loét sẽ xuất hiện các lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do quá trình bào mòn của các acid và pepsin bên trong lòng dạ dày.

Mọi người nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và chính xác về tình trạng bệnh cũng như những phương pháp chấm dứt tình trạng khó chịu này có thể tham khảo tại: https://cuusaola.vn/loet-da-day.html

 

Theo mô học, viêm loét dạ dày hành tá tràng còn được coi là hiện tượng hoại tử niêm mạc dày dày ở mức độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0,5cm. Vị trí viêm loét dạ dày tá tràng thường phổ biến nhất ở khu vực tá tràng, nhiều gấp 4 lần so với viêm loét ở khu vực dạ dày.

Có khoảng 4% trường hợp viêm loét dạ dày xuất phát từ các khối u ác tính, 96% còn lại là do các nguyên nhân lành tính. Biểu hiện của vết loét có thể là vết ăn mòn, lőm hoặc loét thành hố hoặc vết lồi giống polyp đại tràng. Thông thường, vết loét tại dạ dày thường lőm và ở khu vực tá tràng thì thường lồi với nhiều hình dạng khác nhau.

Căn cứ vào vị trí của vết loét, viêm loét dạ dày tá tràng được phân chia thành các bệnh tương ứng với tên gọi như sau:

  • Viêm loét dạ dày: Đặc trưng bởi các vết viêm loét xuất hiện ở mặt trong của thành dạ dày.
  • Viêm loét tá tràng: Vết loét tại mặt trong của hành tá tràng.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Vết viêm loét đồng thời xuất hiện ở cả mặt trong của thành dạ dày và cả hành tá tràng.
  • Viêm loét thực quản: Vết loét xuất hiện tại mặt trong, vị trí ⅓ dưới thực quản.
  • Viêm loét hang vị: Vết viêm loét xuất hiện tại mặt trong của thành hang vị.
  • Viêm loét tâm vị: Vết viêm loét xảy ra ở mặt trong của thành tâm vị.
  • Viêm loét bờ cong nhỏ: Vết loét xuất hiện tại mặt trong thành bờ cong nhỏ của dạ dày.
  • Viêm loét bờ cong lớn: Vết loét xuất hiện tại mặt trong của thành bờ cong lớn ở dạ dày.
  • Viêm loét tiền môn vị: Viết viêm loét xuất hiên tại mặt trong của thành tiền môn vị.

Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày

Đau bụng

Đặc trưng bởi cảm giác đau tức vùng bụng trên. Đây là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau lan ra sau lưng. Cảm giác đau bụng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng đau nhiều nhất là khi bụng đói, sau ăn vài tiếng hoặc ăn quá no. Cảm giác đau ở mỗi người là khác nhau, có người chỉ đau nhói nhẹ kéo dài, có người sẽ đau quặn thắt kèm theo tức ngực, đau lưng.

Buồn nôn, nôn

Các vết viêm loét khiến dạ dày co bóp mạnh hơn nhất là trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Điều này khiến người bệnh bị nôn ói, nôn ra cả thức ăn của bữa trước vì dạ dày không thể tiêu hóa được. Người bệnh cũng có thể nôn thức ăn lẫn máu nếu xảy ra tình trạng xuất huyết. Trường hợp này cần được cấp cứu và điều trị kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Rối loạn tiêu hóa

Chức năng tiêu hóa của dạ dày bị suy yếu khiến cho việc tiêu hóa thức ăn khó khăn hơn. Tình trạng này còn gây ra chứng táo bón hoặc tiêu chảy.

Chướng bụng, ợ hơi

Việc thức ăn bị ứ đọng thường xuyên khiến người bệnh luôn có cảm giác phình trướng ở bụng vô cùng khó chịu. Bên cạnh đó người bệnh còn có hiện tượng ợ nóng, ợ chua, trào ngược gây đau rát ở cổ và ngực.

Nguồn trang thông tin bạn có thể tham khảo tại Blog Sức Khỏe: https://cuusaola.vn/

 

 

0 Tovább

Viêm hang vị dạ dày kiêng ăn gì để bệnh không tăng nặng thêm?

Đối với bệnh nhân viêm hang vị dạ dày, thì những cơn đau thường xuyên xảy ra, đã khiến cho họ đau đớn, mệt mỏi, chính vì vậy ngoài việc chữa trị hiệu quả, thì những bệnh nhân viêm hang vị dạ dày kiêng ăn gì, cũng trở thành mối quan tâm hàng đầu.

Viêm hang vị dạ dày kiêng ăn gì để bệnh không nặng thêm?


Rất nhiều bệnh nhân bị bệnh viêm hang vị dạ dày thì việc họ quan tâm đầu tiên đó là tìm mọi cách để có thể trị dứt điểm căn bệnh. Nhưng để cho bệnh nhanh khỏi thì ngoài việc sử dụng thuốc ra, thì người bệnh viêm hang vị dạ dày kiêng ăn gì? Để cho bệnh không bị những biến chứng không mong muốn.

  • Các loại gia vị như hành, ớt, tỏi, hạt tiêu sẽ không tốt cho những người bệnh viêm hang vị dạ dày, vì nếu người bệnh sử dụng thì sẽ khiến cho dạ dày tiết ra nhiều dịch vị axit, sẽ gây ra các cơn đau cho người bệnh.
  • Những loại đồ uống có chứa chất kích thích cũng như có ga sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, như rượu, bia, cafe, nước chè.
  • Các loại thực phẩm như đồ nướng, các món ăn nhiều dầu mỡ, các loại thịt hun khói, thịt quay, thịt nguội, lạp xưởng, thịt hộp, xúc xích, cũng được các bác sỹ khuyên không nên dùng, vì sẽ gây tổn thương đến dạ dày.
  • Những loại cá mắm, cá khô cũng nên hạn chế sử dụng.
  • Do đó, bệnh nhân viêm hang vị dạ dày không nên ăn những món ăn gây hại cho cơ thể, đặc biệt là tác động trực tiếp đến dạ dày, khiến cho người bệnh phải chịu đựng những cơn đau đớn mệt mỏi.

Mọi người nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và chính xác về tình trạng bệnh cũng như những phương pháp chấm dứt tình trạng khó chịu này có thể tham khảo tại: https://cuusaola.vn/viem-hang-vi-da-day.html

 

  • Thực phẩm có tính mát như nghêu, ốc, hến, sò cũng nên chú ý, nếu người bệnh sử dụng thì tốt nhất nên cho thêm vài lát gừng để cân bằng.
  • Thực phẩm đông lạnh, hay thức ăn quá nóng cũng nên hạn chế sử dụng.
  • Những loại hoa quả làm tăng tiết dịch vị axit như cam, chanh, me, sấu, quýt, mơ, xoài xanh, ổi, khế chua, chùm ruột cùng với các món ăn như dưa chua, cà muối, giấm, sẽ khiến cho dịch vị ở trong dạ dày tiết ra quá nhiều, sẽ gây ra cơn đau cho người bệnh.
  • Khi ăn các đồ ăn hải sản, mà lại sử dụng các loại nước uống hay hoa quả có chứa nhiều vitamin C sẽ không tốt, bởi vì chúng sẽ sinh ra các loại độc tố gây hại đến sức khỏe của người bệnh.
  • Những loại nấm thì được các chuyên gia khuyên không nên sử dụng, vì chúng có chứa chất phalin, một loại chất độc chưa được phân hủy hết, do đó bệnh nhân bị viêm hang vị dạ dày mà sử dụng, sẽ khiến cho dạ dày bị tổn thương vô cùng nghiêm trọng.
  • Trứng cũng được cho là một loại thực phẩm không tốt cho người bệnh, vì trong lòng trắng trứng có chứa các chất sẽ gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu, khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Do đó, khi người bệnh muốn ăn trứng thì nên chế biến chín tới là tốt nhất, không nên ăn sống quá hoặc chín quá.
  • Những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như rau cần, củ cải, khoai môn, đậu khô.
  • Các loại như khoai mì, măng cũng nên hạn chế sử dụng, vì chúng có chứa hàm lượng axit, sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.
  • Nguồn trang thông tin bạn có thể tham khảo tại Blog Sức Khỏe: https://cuusaola.vn/

 

0 Tovább
«
12

chuandoantrang1

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek