Không chỉ gặp ở người lớn, tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ đang ngày càng phổ biến và cần có phương hướng điều trị.

Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Chứng trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện ở 2/3 trẻ em trong những năm tháng đầu đời. Đa số trẻ đều khỏi bệnh sau 12-14 tháng. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ thời gian bị trào ngược kéo dài hơn. Trào ngược dạ dày được phân thành 2 dạng: sinh lý và bệnh lý.

Nếu trẻ dưới 6 tuổi, bị trớ sữa vài lần một ngày nhưng vẫn vui vẻ, lên cân tốt, không bị khò khè thì đây chỉ là trào ngược sinh lý thông thường.

Còn nếu sau 1 tuổi trẻ vẫn còn hiện tượng ọc sữa, gầy, gò, chậm lên cân thì rất có khả năng chứng trào ngược dạ dày đã phát triển thành bệnh lý, trẻ dễ bị ho, ho khò khè, kéo dài. Trẻ có thể bị khan tiếng hoặc bị hen suyễn do trào ngược dạ dày. Lúc này, trẻ sẽ có thêm các triệu chứng: ăn kém, nôn mửa.

Trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý ở trẻ thường có các biểu hiện sau:

  • Nôn ói lượng lớn ở các bé dưới 2 tháng tuổi.
  • Ho
  • Nghẹn, khó nuốt thức ăn
  • Thở khò khè
  • Cáu kính, nhất là mỗi khi ăn
  • Ăn kém, hay từ chối thức ăn
  • Tăng cân chậm hoặc sụt cân
  • Đau bụng

Nguyên nhân trào ngược ở trẻ chủ yếu là

  • Dạ dày còn nằm ngang và ở khá cao nên dễ xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ
  • Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, dễ bị các tác nhân bên ngoài kích thích
  • Sai lầm, sự thiếu hiểu biết của cha mẹ trong việc chăm sóc con

Cách chăm sóc và phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Nếu trào ngược dạ dày sinh lí thì không cần điều trị vì đây chỉ là biểu hiện trong giai đoạn đầu đời của trẻ, sẽ tự khỏi. Nhưng nếu hội chứng đã phát triển thành bệnh lý thì bố mẹ nên điều trị để bé thoát khỏi cảm giác khó chịu, tránh nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm.

Chế biến thức ăn

  • Với những trẻ vẫn còn nhỏ, chưa ăn ngoài, các mẹ cần chú ý lượng sữa mỗi lần cho bé ăn. Không cho trẻ ăn quá nhiều, mỗi lần chỉ tử 30-40ml, mỗi lần có thể cách nhau 1-2 giờ để trẻ không bị đói.
  • Với những trẻ lớn hơn, các mẹ nên lựa chọn loại sữa dễ tiêu, dễ hấp thu, bên cạnh đó khi nấu bột, cháo nên thường xuyên thay đổi mùi vị để kích thích cảm giác ăn ngon cho trẻ.

Mọi người nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và chính xác về tình trạng bệnh cũng như những phương pháp chấm dứt tình trạng khó chịu này có thể tham khảo tại: https://cuusaola.vn/trao-nguoc-da-day.html

 

Cách cho bé ăn

  • Nên chia nhỏ bữa ăn
  • Tạo không khí vui nhộn, thoải mái để trẻ ăn ngon miệng hơn
  • Không cố ép khi trẻ không ăn được

Lưu ý khác:

  • Hạn chế để trẻ ở tư thế nằm hay thấp đầu khi trẻ vừa ăn xong
  • Nên bế bé thẳng hoặc đứng chơi sau khi ăn
  • Khi trẻ ngủ không kê đầu quá cao hoặc để đầu quá thấp, tốt nhất là để cho bé nằm ở tư thế dốc 30o

Nguồn trang thông tin bạn có thể tham khảo tại Blog Sức Khỏe: https://cuusaola.vn/